Dự án ‘Sản xuất thử nghiệm giống và dược liệu từ nguồn gen Muồng truổng (Ưng bất bạc)’ được thực hiện, do Tiến sĩ Trần Đức Dũng chủ nhiệm cùng với sự phối hợp của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh.
Dự án đã tạo nên vùng trồng dược liệu Ưng Bất Bạc tại Việt Nam định hướng theo chuẩn quốc tế GACP – WHO.
Tiềm năng phát triển nguồn dược liệu quý Muồng truổng (Ưng bất bạc) chưa được tận dụng
Quê hương Hà Tĩnh kế thừa truyền thống phát triển dược liệu của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, có nguồn thảo dược phong phú, đặc biệt là nguồn thảo dược tự nhiên tại các vùng đồi núi. Theo thống kê có khoảng hơn 137 loài cây đã được sử dụng làm thuốc quý. Trong đó, loài cây quý hiếm Muồng truổng được các nhà khoa học quan tâm với hàng trăm nghiên cứu quốc tế về bảo vệ và phục hồi tế bào gan.
TS.Trần Đức Dũng, người đã dành 10 năm nghiên cứu nâng tầm quốc tế cho dược liệu Ưng Bất Bạc cho biết: “Mặc dù Hà Tĩnh có đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan và khí hậu môi trường rất phù hợp cho sự phát triển của cây.
Tuy nhiên, người dân sau khi khai thác tự do không thực hiện gieo trồng đã khiến cho Ưng Bất Bạc trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, thậm chí từng có nguy cơ tuyệt chủng, nếu tiếp diễn sẽ làm mất đi một loại dược liệu quý tốt cho gan.
Chính vì vậy, mặc dù có tiềm năng nuôi trồng nhưng tỉnh cần có những khu ươm và trồng riêng biệt được theo dõi bởi người có chuyên môn để có thể duy trì sự sống cho cây”.
Phát triển vùng trồng Ưng Bất Bạc tại Việt Nam định hướng tiêu chuẩn Quốc tế – nâng tầm chất lượng Heposal
Dự án “Sản xuất thử nghiệm giống và dược liệu từ nguồn gen Muồng truổng (Ưng bất bạc)” có tổng vốn được đầu tư lên đến 3,5 tỉ đồng, được triển khai theo mô hình nhà lưới có diện tích 500m2, đạt công suất lên tới 10.000 cây giống/năm và quy mô vùng trồng tại xã Lộc Hà có tổng diện tích trên 10 hecta đất đỏ Bazan.
Theo TS.Trần Đức Dũng, kết cấu của đất đỏ Bazan tại xã Lộc Hà có nhiều mùn và màu mỡ, sâu, sẫm màu, nếu cải tạo đúng quy trình được thì chúng có thể có nhiều dưỡng chất, kết hợp với khả năng thoát nước tốt hơn các loại đất khác nên rất phù hợp cho việc trồng cây Ưng Bất Bạc.
Bên cạnh đó, khí hậu tại vùng trồng Lộc Hà có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-28oC, lượng mưa bình quân hằng năm 1.500mm sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây phát triển.
Vùng trồng dược liệu Ưng Bất Bạc theo định hướng tiêu chuẩn thế giới GACP-WHO phải đảm bảo nhiều tiêu chí khắt khe như: Chọn giống cây trồng chính xác (khỏe, có khả năng sinh tồn cao, cây con có độ cao từ 40cm, không có lá vàng), được trồng tại vùng sinh thái phù hợp với nguồn đất, nước không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, không gần khu khu chăn nuôi, bệnh viện, thu hái đúng quy trình, có hồ sơ quản lý xác minh nguồn gốc…
Tất cả các yếu tố này nhằm đảm bảo dược liệu có nguồn gen thuần chủng, đạt tính an toàn và hàm lượng tinh quý cao nhất tốt cho quá trình điều trị bệnh gan.
Theo định hướng đạt chuẩn GACP-WHO, vùng trồng dược liệu quý Ưng Bất Bạc phải đảm bảo 3 không: Không dư lượng thuốc trừ sâu, Không thuốc kích thích tăng trưởng, Không hóa chất bảo quản và 3 có: Có nguồn giống tốt, Có hoạt chất cao, ổn định; Có quy trình chuẩn.
Anh Mai Văn Hiền – Chuyên viên chăm sóc và theo dõi chất lượng cây trồng tại vùng trồng Ưng Bất Bạc chia sẻ: “Cây Ưng Bất Bạc rất hợp với đất đỏ Bazan ở vùng đối núi thuộc xã Lộc Hà, nên thời gian đầu cũng gây ra những bất tiện cho người chăm sóc đặc biệt là về vấn đề dẫn nước tưới. Chúng tôi phải trồng ở những khu vực đất có tầng sâu trên 0,8m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, độ dốc không quá 30 độ…
Ngoài ra còn nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác về mật độ và khoảng cách trồng. Tất cả những điều này nhằm đảm bảo cây phát triển tốt nhất, đem lại giá trị dược liệu cao”.
Trong tương lai, vùng trồng dược liệu Ưng Bất Bạc sẽ còn phát triển hơn nữa về diện tích để tận dụng tối ưu vòng lặp sinh trưởng của cây, cung cấp dòng nguyên dược liệu Ưng Bất Bạc với hàm lượng Hesperidin và Diosmin cao nhất để phục vụ sản xuất sản phẩm Heposal, hỗ trợ người bệnh mắc các bệnh lý về gan. Đồng thời đem lại giá trị kinh tế và việc làm cho người dân trong vùng.