Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, có khoảng 90% chỉ ở dạng cấp tính, sẽ khỏi hoàn toàn sau một thời gian ngắn mắc bệnh. Tuy nhiên, 10% bệnh nhân chuyển thành dạng viêm gan B mạn tính, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, tỉ lệ tử vong rất cao.
Dưới đây là các cách phòng ngừa ung thư cho người mắc bệnh viêm gan B hiệu quả.
1. Thận trọng với các loại dược liệu:
Người Việt Nam thường có quan niệm cây cỏ thì không gây hại. Nhiều người còn thích uống các loại nước lá hàng ngày để làm mát gan, giải độc gan. Tin rằng càng uống nhiều thì càng có hiệu quả trị bệnh.
Trên thực tế, khi bị nhiễm virus viêm gan, gan của bạn đã bị suy yếu đi rất nhiều. Khi nạp thêm các loại dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, liều lượng có thể gây hại cho gan. Hệ quả là quá trình xơ gan, ung thư gan của bệnh nhân viêm gan B sẽ tiến triển xấu hơn, gan bị hủy hoại nhanh chóng.
2. Người viêm gan B cần bỏ thói quen uống thuốc tùy tiện:
Một số biệt dược như paracetamol, thuốc kháng lao… có thể gây tổn thương gan, ngay cả khi chức năng gan bình thường. Các loại thuốc này còn gây tác hại nguy hiểm hơn với bệnh nhân đã nhiễm viêm gan B. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng và các thuốc đang sử dụng để có phác đồ điều trị hợp lý, giảm gánh nặng trên gan.
3. Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích:
Gan chịu trách nhiệm thanh thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Khi dung nạp một lượng lớn các chất độc hại từ rượu bia, thuốc lá, hóa chất, khói bụi ô nhiễm thì gan sẽ phải hoạt động quá mức, dẫn đến ngày càng suy yếu. Các chất độc này khi không được đào thải ra ngoài sẽ gây nhiễm độc cơ thể.
Đặc biệt với người đã mắc viêm gan B thì tuyệt đối không được uống rượu vì có thể làm bệnh nặng hơn, khả năng chống chọi của cơ thể với virus yếu hơn nhiều. Nếu không được bảo vệ, bệnh gan có thể nhanh chóng chuyển thành xơ gan, ung thư gan nhanh chóng.
4. Duy trì chế độ ăn hợp lý:
Người mắc viêm gan B tốt nhất nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi và sữa chua.Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán.
5. Vận động thường xuyên
Tập thể dục tuy không thải trừ được virus HBV ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.
Bạn có biết?
Khoảng 90% người lớn trưởng thành, có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính.
Do đó khi có một số dấu hiệu ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người bạn nên đi khám. Nếu có virus HBV thì cần tuân thủ lời khuyên bác sĩ để tránh thành mạn tính. thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…