Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Bệnh viêm gan siêu vi B do virus viêm gan HBV gây ra, có các giai đoạn phát triển là: Viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Người bệnh và người thân cần nắm rõ những thông tin về căn bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị và phòng tránh hiệu quả.
1. Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào, giai đoạn bệnh?
Bệnh viêm gan siêu vi B thông thường trải qua 2 giai đoạn, viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính.
Giai đoạn viêm gan siêu vi cấp tính:
Đây là giai đoạn bệnh viêm gan B nhẹ, thời gian ủ bệnh khoảng từ 1 đến 6 tháng. Những bệnh nhân ở giai đoạn này thường có biểu hiện bệnh không rõ ràng, khó phát hiện. Thông thường chỉ có dấu hiệu cảm nhẹ, không rõ mình đã nhiễm virus HBV, trong một số trường hợp may mắn còn không cần chữa cũng hết vì gan có khả năng chống lại siêu vi.
Giai đoạn viêm gan siêu vi mạn tính:
Sau 6 tháng mà virus viêm gan siêu B vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh, lúc này bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, sốt, rối loạn chức năng tiêu hóa, vàng da, xuất huyết dưới da, buồn nôn, nôn… Khi thấy những biểu hiện trên, cần đi đến bệnh viện khám kịp thời để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nếu không điều trị kịp thời, có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng như xơ gan và ung thư gan.
Vậy muốn phòng tránh bệnh, cần biết viêm gan siêu vi B lây qua đường nào là chủ yếu?
2. Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào là chủ yếu?
Để có cái nhìn đúng đắn và khoa học về căn bệnh này, người bệnh cũng như những người không mắc bệnh phải biết được viêm gan siêu vi B lây qua đường nào là chủ yếu, từ đó có biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Những con đường lây truyền viêm gan siêu vi B chủ yếu như:
Lây truyền qua đường tình dục không lành mạnh:
Bệnh viêm gan siêu vi B có thể lây truyền qua đường tình dục của người đồng giới và khác giới, những người có lối sống tình dục không lành mạnh, không sử dụng biện pháp an toàn. Virus viêm gan siêu vi B có trong tinh dịch, tinh trùng của người bệnh thông qua các vết xước niệu đạo sẽ xâm nhập vào trong trực tràng, âm đạo, dương vật sau đó phát triển và tấn công lên gan.
Lây truyền qua đường máu:
Thường xảy ra do truyền máu có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, phẫu thuật, dùng chung kim tiêm với người mắc bệnh viêm gan siêu vi B.
Khi dùng chung các đồ dùng như: Dùng chung dao cạo râu, bàn chải có thể lây qua vết trầy xước, xăm hình hay xỏ lỗ tai bằng các vật dụng thiếu vệ sinh, chưa được khử trùng an toàn có nguy cơ mắc bệnh.
Lây truyền từ mẹ sang con:
Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào là chủ yếu? Trong đó, có con đường lây truyền từ mẹ sang con cần lưu ý. Tỉ lệ lây truyền còn phụ thuộc vào thời điểm người mẹ mắc bệnh, cụ thể nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ là 1%, trong ba tháng giữa là 10%, trong ba tháng cuối của thai kỳ lên cao nhất có thể lên đến 60% đến 70%.
Trẻ sơ sinh có thể nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ nếu niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình sinh nở, cho bé bú sữa mẹ cũng có thể bị lây nhiễm do những vết thương hở ở vú mẹ, hay ở miệng trẻ.
Lưu ý quan trọng:
Đối với những người chung sống với người mắc bệnh viêm gan siêu vi B thì không cần lo lắng quá nhiều. Bệnh viêm gan siêu vi B không lây truyền qua đường ăn uống, các đường tiếp xúc thông thường bao gồm như rung tay, ho, hắt hơi, ăn thực phẩm do một người mang virus viêm gan siêu vi B, dùng chung bát đũa, đến thăm nhà của người bị nhiễm HBV hoặc chơi với ai đó mắc bệnh viêm gan B cũng hoàn toàn không bị lây bệnh.
Bạn nên có thái độ chung sống hòa bình, động viên để người bệnh không cảm thấy bị xa lánh, có tâm lý tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những giải đáp viêm gan siêu vi B lây qua đường nào là chủ yếu rất nhiều người thắc mắc. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn về vấn đề trong căn bệnh viêm gan siêu vi B này. Chúc bạn và người thân thật nhiều sức khỏe!